Monday, October 14, 2019

MÌNH NHƯ CON CHUỘT SA VÀO CHĨNH GẠO!


Lâu lâu muốn viết 1 cái post hơi dài.... để trả lời cho câu hỏi: "Cuộc sống bên đó thế nào?".


Đây là câu hỏi mà ai cũng hỏi mình khi mình về VN sau 4 năm liên tục không về.


Đợt rồi, mình về VN 2 chuyến liên tục, chủ yếu là để lấy số liệu cho đề tài. Mỗi chuyến đi 6 tuần. Chuyến thứ 1 cách chuyến thứ 2 cũng 6 tuần. Đi về như TÊN BẮN. Do số lượng công việc nhiều, rồi thêm con bé không chịu ăn đồ VN, rồi sốt, rồi bầu bì, nên mình rất mệt và không có nhiều thời gian cho người thân, bạn bè. Những lời hứa hẹn "khi nào về VN sẽ alo" đều bị "giả lơ" gần hết :D. Nếu có hẹn hò được ai thì cũng không ngồi lâu được.


Và khi bị hỏi: "Cuộc sống bên đó thế nào?" Mình đều trả lời: MÌNH NHƯ CON CHUỘT SA VÀO CHĨNH GẠO!


Vì sao?

Ai cũng biết mình đang mắc cục nợ rất bự, NHƯNG nợ bên này KHÔNG CÓ CHẾT (haaaaaa). Vì mình không bị đòi ráo riết, không căng thẳng. Tuỳ tình hình tài chính mà trả nợ. Chả ai đe doạ hay ráo riết “săn lùng” như ở đâu đó.

Cuộc sống của mình chưa có dư giả gì nhưng không đến mức phải QUÁ LO cho bữa ăn ngày hôm sau. Hộ nhà mình chỉ có 1 nguồn thu nhập (lâu lâu còn bị thất thu do thất nghiệp), nhưng mức trợ cấp chính phủ dành cho các hộ nghèo, thất nghiệp cũng không đến mức phải bị ĐÓI.

Y tế thì đi khám bác sĩ hoàn toàn miễn phí. Trẻ em thì được chính phủ cho $1000 để đi khám răng. Khi trẻ đi nhà trẻ, hoặc mẫu giáo, tuỳ tình hình tài chính của gia đình mà được chính phủ hỗ trợ. Như hộ nhà mình thì là thuộc diện “hộ nghèo”, nên Anna đi học được giảm tới 85% học phí nhà trẻ. Anna đi học 4 ngày/ tuần nhưng chỉ đóng phí có khoảng $75/tuần thôi. Nếu mà gia đình có thu nhập cao thì phải trả toàn bộ phí, 1 ngày chắc cũng cỡ $120 (tuỳ vào loại hình nhà trẻ).

Thêm nữa, do nhà mình là hộ nghèo, nên được chính phủ cấp thêm 1 cái thẻ Health Care (tạm gọi là thẻ chăm sóc y tế). Trên thẻ, có tên toàn bộ các thành viên trong gia đình mình. Có thẻ này, khi đi mua thuốc, cả hộ nhà mình sẽ được giảm giá tới mức thấp nhất. Ví dụ như mình mua thuốc gần đây nhất là giảm tới 98%. Chỉ trả có 2% thôi. Cho nên, vụ ốm đau thì không phải quá lo lắng chuyện “không có tiền đi bác sĩ hoặc mua thuốc”.

Rồi khi có thẻ Health Care, nhà mình còn được giảm giá khi: trả tiền thuế đường (cho xe), trả tiền ga, điện, nước.

Hộ nghèo mà ở nhà thuê thì còn được chính phủ hỗ trợ thêm tiền thuê nhà. Tuy không nhiều nhưng đó cũng là 1 mức hỗ trợ đáng quý.

Úc có những chương trình quốc gia riêng dành cho từng loại đối tượng. Cái này mình không tìm hiểu kỹ nhưng mình tin chắc là sẽ có rất nhiều chương trình. Ví dụ:

Chương trình dịch vụ quốc gia về bệnh tiểu đường, gọi tắt là NDSS (https://www.ndss.com.au/). Những bệnh nhân bị tiểu đường ở Úc sẽ được tư vấn, cung cấp các dụng cụ y tế cần thiết miễn phí, và mua 1 vài loại dụng cụ y tế ở mức giá ưu đãi.

Chương trình bảo hiểm quốc gia về người khuyết tật, gọi tắt là NDIS (https://www.ndis.gov.au/). Cái này mình đang được hưởng lợi. Thực sự mà nói, mình chưa bao giờ nghĩ là mình ĐƯỢC QUAN TÂM QUÁ MỨC như vậy. Khi mình chưa là thường trú nhân, mình đi bác sĩ gia đình thì bác sĩ cứ kêu mình nộp đơn vào NDIS. Nhưng mình không làm và cũng không tìm hiểu, vì mình nghĩ đơn giản là “chưa có đóng góp thì chưa hưởng lợi”. Nhưng thư từ NDIS cứ gửi về nhà mình và kêu mình điền hồ sơ rồi gửi trả lại. Nhiều lần quá, nên mình làm. Lần đó mình bị từ chối vì không đủ tiêu chuẩn. Rồi khi mình có thường trú nhân thì tự động đi làm theo lời khuyên của bác sĩ. Vào chương trình NDIS, mới thấy hết được sự quan tâm KINH KHỦNG của chính phủ dành cho công dân của họ. Trong chương trình này, mỗi 1 người khuyết tật sẽ được 1 người lên kế hoạch (planner). Planner này sẽ tìm hiểu ngọn ngành về tình hình khuyết tật và khả năng của người khuyết tật. Thật sự là RẤT CHI TIẾT. Sau đó, planner sẽ lập kế hoạch tài chính và chi tiết cần hỗ trợ sao cho phù hợp với từng loại dạng tật. Sau khi kế hoạch được duyệt và số tiền đã được cung cấp, kế hoạch đi vào giai đoạn thực thi. Tuỳ mỗi người mà họ chọn cách quản lí tài chính và kế hoạch. Kế hoạch này sẽ được đánh giá lại theo từng năm.

Riêng mình, sau khi plan được duyệt thì plan của mình được chuyển qua cho 1 người khác để đánh giá cụ thể hơn khả năng tiếp cận của mình. Người này được gọi là occupational therapist (OT). OT của mình đến tận nhà mình để xem xét cách mình sinh hoạt. Ví dụ như:

Xem nhà tắm: có thuận tiện cho mình không? Có cần dụng cụ hỗ trợ khi tắm không? Phòng tắm có cần thảm chống trơn không? Mình có cần ghế khi tắm không?
Xem phòng ngủ: giường có cao không? Có thuận tiện không? Khi đi ngủ hoặc đứng dậy thì có cần hỗ trợ gì không?
Xem cái phòng mình học: có được bố trí thuận lợi không? Có trở ngại gì không?
Xem WC: có thuận lợi cho mình khi đứng lên ngồi xuống không? OT còn yêu cầu mình làm cái tư thế đứng lên và ngồi xuống để OT xem là mình có thực sự dễ dàng khi dùng WC không? Cá nhân mình thì thấy “à, có khó gì đâu, chỉ là hơi khó chút xíu xiu, vẫn chấp nhận được”, NHƯNG OT thì không chịu. OT bảo là có nguy cơ bị té khi đứng lên ngồi xuống. Vì WC nhà mình không có tay vịn. Và OT đề nghị lắp cái tay vịn vào đó. Mình bảo cái này nhà thuê nên ngại việc làm hỏng nhà người ta. Thế là OT đề nghị cái khung hỗ trợ, bao xung quanh cái bồn cầu, giúp mình vịn vào đó để đứng lên ngồi xuống được dễ dàng. Và thực, thuận lợi hơn rất nhiều. Đó là cái mà mình chả bao giờ nghĩ tới!
Xem trước nhà mình: có mấy bậc tam cấp, và có cần gì hỗ trợ không? OT đã nghĩ đến phương án lắp cái máng trượt để mình dung xe lăn nhưng do sân trước không có nhiều không gian nên không gắn.
Xem sau hè nhà mình: có cần gắn gì không để hỗ trợ mình đi ra đi vào? OT muốn gắn cái máng trượt ở sân sau cho mình dùng xe lăn đi ra đi vào, nhưng do đây là nhà thuê nên OT bảo là sẽ gắn cái máng di động, khi cần thì bê vào, khi không dùng thì để sang 1 bên. Nhưng cái ý tưởng này toàn là do OT nghĩ ra, chứ thực sự thì mình cũng không nghĩ tới nó. Mình chỉ nghĩ đơn giản là: nếu cấn dùng xe lăn thì nhờ ba Anna hỗ trợ thôi. Nhưng OT bảo là mình cần phải độc lập trong cuộc sống, cho nên, phải gắn cái máng trượt, vì ba Anna không phải lúc nào cũng có ở nhà.
Xem việc mình đi siêu thị như thế nào?
Xem xét cái xe của mình như thế nào? Rồi đo đạc các thứ để chuẩn bị cho 1 kế hoạch hỗ trợ cho việc đi ra ngoài xã hội của mình 1 cách độc lập…. (Cái này mình sẽ kể thêm sau khi kế hoạch hoàn thành)
Chi phí cho OT làm những việc này không hề rẻ, gần $200/giờ. Mà để đánh giá toàn bộ những việc đó, rồi thêm làm báo cáo cho NDIS nữa nên không thể ngày 1 ngày 2 là xong. Cho nên, phần OT sẽ tiêu tốn 1 mớ tiền của chính phủ. Thế mới thấy, mỗi 1 cá nhân mình thôi mà đã  tiêu tốn 1 khoảng kha khá rồi, trong khi đó, người khuyết tật ở Úc cũng nhiều (3,96 triệu người) và đa dạng.
Nói ra chỉ để thấy rằng chính phủ Úc quá quan tâm đến công dân của mình. Thành ra, nhiều khi, mình thấy nhiều người có tính ỉ lại. Như mình thì sinh ra và lớn lên ở cái vùng gian khó, quen với việc phải TỰ VƯƠN LÊN, nên khi có những khó khăn, việc đầu tiên là nghĩ cách tự giải quyết. Còn 1 số công dân ở đây thì “có vẻ đã quen sự bảo bọc”, nên đôi khi lười và chực chờ vào sự hỗ trợ.  

 Từ An
Melbourne
15 Oct 2019

Monday, September 2, 2019

Giấc mơ 30.8.2019

Lại thêm 1 giấc mơ lạ lùng....

Trong mơ, mình thấy có 1 bạn trai trẻ tên Phong, đầu trọc, võ nghệ cao cường và rành cả phép thuật. Phong đến gặp mình và bảo là muốn giúp đỡ mình, vì mình có rất nhiêu tà khí xung quanh.

Phong còn nói: Những thứ tà khí này nó ở trong nhà cô Út của mình, căn nhà trong xóm đạo (ở Việt Nam). Và Phong cần dẫn mình về căn nhà đó để dẫn dụ những tà khí đó xuất hiện và Phong sẽ tiêu diệt chúng.

Mình và Phong cùng đi. Trên đường đi, vừa quẹo trái ở ngã ba, đến cây vú sữa đối diện nhà ông Cao thì thình lình cây thiết bảng (giống như của Tề Thiên í) của Phong bị gãy làm đôi. Phong nói: Chưa gì đã vội ra tay!

Đến nhà cô mình, Phong dặn mình là hãy ngồi yên trong nhà, để bên ngoài Phong lo liệu.

Nhìn ra cửa, mình thấy Phong lập đàn tế. Chợt nhìn xuống nền nhà cạnh mình thì mình thấy Phong bỏ quên 1/2 cây thiết bảng trong nhà. Mình nghĩ Phong cần dùng đến nên mình đã đem ra chỗ đàn tế và quên mất lời Phong dặn.

Vừa ra khỏi cửa thì người mình cứng đờ lại như có ai giữ chân... Thình lình, mình thấy Phong biến 1/2 cây thiết bảng thành 1 thanh kiếm với ánh hào quang xung quanh. Xung quanh đàn tế có rất nhiều tà khí đang quỳ lạy. Phong lần lượt di chuyển thanh kiếm ngang qua các bóng ma. Chúng lập tức ngã rạp xuống đất. Rồi Phong nhìn sang mình, Phong làm gì đó mình không biết nữa nhưng mình cảm thấy như có sức mạnh kỳ lạ. Mình vung tay 1 cái là những gì vô hình xung quanh đều không thể cản bước chân mình được nữa. Mình cảm giác được an toàn.

Sau đó, Phong bảo mình: Yên tâm đi, từ nay có Phong bảo vệ rồi nên không phải lo lắng gì nữa cả!

Tỉnh giấc, lòng vẫn cảm thấy bình yên

Melbourne 3.9.2019
Từ An

Giấc mơ 15.8.2019

Cũng lại là một giấc mơ kỳ lạ. Đêm tối 15.8.2019, chắc cũng quá nửa đêm, mình nằm mơ.

Trong mơ, mình thấy là mình cần đi vệ sinh. Mình ngồi dậy, lấy đôi nạng, mở cửa phòng ngủ và đi. Khi mình vừa mở cửa phòng ngủ thì mình thấy cửa chính đang mở toan. Chỉ có cửa lưới là còn đóng lại. Nhìn xuyên qua cửa lưới, mình thấy 1 cậu bé đầu tóc bù xù, khoảng chừng 6-7 tuổi. Cậu bé bảo mình là muốn vào nhà chơi. Mình không cho. Mình vội quay lại giường và kêu Gấu dậy kiểm tra xem. Lúc mình vừa gọi Gấu xong, quay người lại thì thấy bé đã ở trước cửa phòng ngủ. Bé ráng vào trong nhưng không được. Mình hét lên: Không được vào! Ở yên đó! Và mình đã cầu cứu Tí nhưng có vẻ Tí đang bận. Mình đã gọi Mẹ để được trợ giúp. Mình hét lên trong mơ là: Cứu cứu cứu!

Sau đó, cậu bé bảo là muốn vào chơi với cái bong bóng. Bé thích bong bóng. Nhất là cái bong bóng nhỏ màu hồng.

Mình nhìn thì thấy bé đang cầm nó trên tay. Rồi bất chợt có Mẹ đến cứu giúp. Rinh cậu bé bỏ vào trong thùng giấy to, cùng với bong bóng. Rồi sau đó mình bảo em Khương khiêng ra bỏ ngoài vườn, bên góc rào bên tay phải. Khương mang ra sau hè nhà thì chợt thấy 1 ông người Nhật. Ông í bảo là để ông chôn nó đi. Mình bảo là không được. Hãy cứ để trong thùng như vậy vì nếu chôn nó đi thì đồng nghĩa với việc là "giải phóng" cho nó. Cho nên, cứ để ngay góc rào, vì thùng đã được phong ấn.

Thế là xong!

Sáng ra, tỉnh giấc. Đi vào phòng khách, thấy cái bong bóng màu hồng bé xíu.... người chợt lạnh, nổi da gà toàn thân. Vôi kêu Gấu đem vứt hết toàn bộ bong bóng đang có trong nhà.


Melbourne, 3.9.2019
Từ An

Giấc mơ - 19.7.2019

Mình về Việt Nam làm việc trong 6 tuần của tháng 6 và 7 năm 2019. Trong suốt thời gian đó, nhà ở Úc thì có 1 mình em gái mình là Xuân ở đi làm và đi học. Nó thì đi từ sáng đến tối mịt nên hầu như nhà luôn đóng cửa.

Sáng ngày 19 tháng 7 năm 2019 thì cả nhà mình quay lại Úc. Tối đó mình ngủ và mơ thấy 1 giấc mơ lạ lùng....

Trong mơ, mình thấy có 3 cha con người da đen. Cha tuổi tầm 40, 1 đứa con trai và 1 đứa con gái tầm 4-5 tuổi. Họ đang ở trong nhà mình. Nhà mình có 1 phòng trống và mình chỉ để đồ đạc thôi. Thì mình thấy 3 cha con họ vào đó ở khi mình vừa vào nhà. Mình ngạc nhiên hỏi là:

Mình: What? Why did you get inside the house? (Cái gì, tại sao các người vào đây được?).

Người cha đáp: Xuan let us come in. If you don't believe me, call her and ask her. She said because she felt heartbroken for our situation. So she helped us. (Xuan đã cho chúng tôi vào nhà, nếu bạn không tin thì cứ gọi hỏi Xuân đi. Bởi vì Xuân thấy gia đình tôi tội nghiệp nên đã đem chúng tôi về ở tạm).

Mình: Ok, stay there. I will see (Được, rồi, ở tạm đó đi, tôi tính sau).

Và họ đã ở tạm đó....

1 tháng sau, mình gặp em Tí và hỏi chuyện thì em í đã chỉ mình cách cúng tiễn để đưa họ ra khỏi nhà. Mình đã làm theo. Trong lúc khấn, tự dưng mình nổi hết cả da gà, người lạnh toát.... Chợt nghĩ như thể có ai đó xung quanh..... Và mình tin là giấc mơ đó "không đơn giản chỉ là 1 giấc mơ thông thường". Mình tin  một sự hiện hữu nhưng vô hình.

Sau lần cúng tiễn đó, mình đã thấy nhà bình yên hơn.

Melbourne, 3/9/2019
Từ An

Thursday, July 18, 2019

Reproductive Health Care Experiences of People with Physical Disabilities in Vietnam

This qualitative research explored the reproductive health care experiences of people with physical disabilities in Vietnam. Data from 20 participants (10 males and 10 females) was collected from in-depth interviews with the use of drawing and photo elicitation methods. The findings revealed that people with physical disabilities in Vietnam experienced difficulties with their reproductive health care that included: physically inaccessible hospitals; negative attitudes from health care providers; discouraging experiences with reproductive healthcare including assistance with fertility control; and limitations with public health insurance. Almost all the participants only saw a doctor if they became ill, but often bought over-the-counter medication from pharmacies. Some participants chose private rather than public hospitals where environments were inaccessibility, and health care providers were perceived as insensitive. In terms of contraception, study participants mostly used condoms, although some did not use any contraceptive methods resulting in unplanned pregnancies or abortion. People with disabilities in Vietnam have access to public health insurance but its limitations can affect the experiences of people with physical disabilities attempting to access reproductive health care. In Vietnam, people with physical disabilities work hard to overcome discrimination to achieve full and satisfying lives.

Link: https://link.springer.com/article/10.1007/s11195-019-09581-8

Please see the link for full text

https://link.springer.com/epdf/10.1007/s11195-019-09581-8?author_access_token=1wNwehzDdz39Chsi_O3cZPe4RwlQNchNByi7wbcMAY5_qUFYKO4KHmhJM3X9UX1HoZEWJU3pQrvZ5vvGLqRIxTdzg4Px-q3_cy5GIwAaNyTX97f6Dyuss8HuWlvfVFbKd9SQRyf1bHfwZ7JE7q9XrQ%3D%3D

Sunday, May 19, 2019

HÀNH TRÌNH CON CHỮ - 7: Học Tiến sĩ chưa bao giờ là dễ dàng

Kể từ ngày nhập học cái khoá học Tiến sĩ tại Đại học Monash, cái sự học của mình nó luôn chông gai. Nhưng mình đã chiến đấu vì nó, nên sẽ vẫn luôn chiến đấu vì nó.

Mình bắt đầu khoá học toàn thời gian (fulltime) khi Anna chỉ vừa chừng 3 tháng tuổi. 4 tháng tuổi thì con đã phải lóc cóc theo mẹ lên trường. Thấy tội cho cả cha và con. Một người đi học mà như cả ba người học.

Lúc đầu, mình cứ nghĩ mình là "mẹ siêu nhân" - có thể vừa chăm con vừa học. NHƯNG không, thật sự là KHÔNG THỂ ĐẢM TRÁCH CẢ HAI VAI TRÒ CÙNG LÚC. Bài vở bắt đầu trễ hạn và lùi dần. Mình căng thẳng, giáo sư cũng căng thẳng. Căng đến mức mà giáo sư đã đề nghị: Hay là tạm thời bỏ học! Đợi con lớn rồi quay lại trường! Mình cứng đầu, kiên quyết không buông bỏ! Vì mình nghĩ: Vẫn còn cách khác vẹn toàn hơn.

Cuối cùng là: Mình đã xin nghỉ "thai sản 6 tháng để chăm con". Thực ra, đó là giải pháp để mình có nhiều thời gian hơn để bù đắp lại cho sự trễ nãi học hành. Sau 6 tháng, mình đã chuyển sang học bán thời gian (part-time) để có thể thong thả hơn và đỡ căng thẳng hơn. Và đúng là như vậy. Đó là giải pháp hay.

Sau khi nghỉ 6 tháng, mình quay lại trường thì 2 giáo sư trước đã chuyển trường. Mình buộc phải kiếm giáo sư mới. Ôi, cái số mình lận đận mãi với giáo sư. Cuối cùng thì mình cũng có được một "đội giáo sư hùng mạnh". Và tận bây giờ, mình cảm thấy thật may mắn vì được là học trò của họ. Bởi thế mới có câu: Trời không triệt đường của người có lòng!

Sau một thời gian học bán thời gian, mình thấy đã ổn khi Anna đã gửi đi nhà trẻ. Mình có nhiều thời gian hơn cho việc học. Mình đã chuyển lại học toàn thời gian (fulltime) và bắt đầu với những bận rộn hơn cho việc học. Việc bán buôn mình cũng nghỉ hẳn. Dồn toàn thời gian cho học và học.

Và rồi, giai đoạn bảo vệ đề cương cũng đến. Mọi thứ có vẻ ổn. Cả ba giáo hướng dẫn đều hài lòng với tiến độ và sản phẩm của mình. Giờ chỉ còn đợi đến ngày "nghênh chiến".

Ngày 6/3/2019, mình bảo vệ đề cương. Đó thật sự là một hội đồng cực kỳ khó khăn. Khó theo cái kiểu "vạch lá tìm sâu"! Mình thì nghĩ đơn giản lắm. Rằng giáo sư đã duyệt hết thì hội đồng chấm "chỉ là người hỗ trợ mình", chứ mình hoàn toàn không hề nghĩ đến cái cảnh sẽ gặp một đội "dùng kính lúp bắt sâu" như thế này. Kết quả là, hôm đó mình không qua và buộc phải bảo vệ lại trong 2 tháng nữa. Trong khi đó, mọi thứ chuẩn bị cho chuyến đi Việt Nam đã sẵn sàng. Thật là một cảnh dở khóc dở cười!

Sau buổi bảo vệ, giáo của mình thể hiện sự tức giận ra mặt. Tức đến mức muốn đập bàn, mặt thì đỏ bừng như quả cà chua.... chỉ nhìn thấy giáo như vậy, mình cũng đủ hiểu là: lỗi không do mình, lỗi không do giáo.... Do hội đồng đã quá hà khắt với một nghiên cứu sinh quốc tế. Giáo còn thì thầm vào tai mình: đừng lo, bạn sẽ không sao đâu. Do hội đồng này quá hà khắc, và dường như họ muốn thể hiện sự uyên bác của mình với nhau. Bạn chỉ là quân cờ (power game)"! À, ra vậy!

Cuối cùng thì mình vẫn phải đi Việt Nam như đã lên lịch... nhưng chuyến đi đã không thoải mái mà còn có phần căng thẳng hơn. Mình phải vừa đi tiền trạm, vừa sửa lại đề cương, và vừa phải tiếp nhận sự hướng dẫn của bên hỗ trợ ngôn ngữ (theo yêu cầu của hội đồng). Về Việt Nam, khí hậu nóng, Anna sốt, chán ăn... mình như muốn nổ não....

Tiền tạm ở Sài Gòn 2 tuần, thời gian còn lại thì mình về quê. Tiếng là về thăm quê nhưng đầu óc thì hoàn toàn không thoải mái. Vì báo cáo, vì đề cương, vì bài luận với bên hỗ trợ ngôn ngữ. Mình từ chối phần lớn các cuộc gặp gỡ bạn bè. Về quê thì hầu như từ chối các cuộc đi chơi, đi thăm thân cùng gia đình. Bởi vì sao? Vì việc học đấy! Vì sao nữa ư? Vì nếu lần thứ 2 mà bảo vệ không qua nữa, thì bị ĐUỔI HỌC luôn (đúng nghĩa đen), vì không đáp ứng đủ yêu cầu của Đại học Monash (cái uy của trường top thế vậy ư?). Căng thẳng lắm chứ! Có mấy ai hiểu? Vì mình không nói ra.... Mà mình cũng chẳng muốn nói ra. Vì sao? Gia đình mà, sự quan tâm duy nhất có thể lúc này là hỏi han. Hỏi nhiều thì mình thêm căng thẳng. Cho nên, mình đã chẳng tâm sự cùng ai. Rủ đi chơi thì cứ từ chối không đi, chứ cũng không giải thích nhiều....

Sang lại Úc, mình lại cắm đầu vào cái mớ ấy và chuẩn bị cho việc "lên thớt" lần 2. Và thật là hú vía, mình đã được thông qua ngày 14/5/2019. Coi như xong cái giai đoạn 1 của cái bằng Tiến sĩ. Sau buổi bảo vệ lần 2 này, giáo của mình bảo: chúng ra sẽ rút kinh nghiệm cho việc lựa chọn người ngồi hội đồng cho những lần báo cáo tiếp theo. Và những người trong hội đồng này, chắc chắn sẽ không có mặt! (haaaa)

Thế đó, và giờ là: nhà em lại chuẩn bị đi Việt Nam! Haiz, thiệt khổ, đã nghèo, đỡ nợ, mà cứ phải đi Việt Nam. Đau lòng!

Melbourne
20/5/2019

Tuesday, January 1, 2019

Sexual Experiences of People with Physical Disabilities in Vietnam

This paper discusses the sexual experiences of people with physical disabilities in Vietnam. The research on which this paper is based adopted a qualitative research with in-depth interviewing in combination with the photo elicitation method. Twenty Participants with physical disabilities participated in this study. During the interviews, participants were offered the options of drawing a picture or selecting some images from a small photo library that expressed their thoughts if they found questions difficult to answer. The findings revealed sexual experiences of people with physical disabilities regarding premarital sex, sexual activities, types of sex and orgasm. They expressed that they experienced sexuality in many ways. This research also found some sexual problems and participants’ sexual desire. Despite some limitations caused by their disabilities, they were still satisfied with their sexual activities. However, some encountered sexual problems, particularly coercion and other difficulties such as abuse and domestic violence. Although they experienced some challenges with their sexual lives, they tried to deal with these problems in order to have a better sexual life.

https://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11195-018-09557-0